Ban thờ Phật: Thường được lắp đặt nơi cao nhất trong phòng thờ của gia đình , trên bàn thờ có ảnh của vị Phật mà mình muốn thờ. Chính giữa có bát nhang hay lư trầm . Bên cạnh có bình bông và đĩa trái cây , 3 chung nước , cặp đèn cầy hay đèn điện . Tuyệt đối không được đặt đồ lễ mặn và giấy tiền vàng bạc trên bàn thờ Phật . Khi cúng Phật , phải tuyệt đối dùng đồ chay.
Bàn thờ Thần linh: Thường được đặt chung với bàn thờ Gia tiên . Bát nhang thờ Thần linh đặt chính giữa và cao hơn hai bát nhang còn lại . Đằng sau bát nhang có bài vị thờ Thần . Thường chỉ có một chữ Thần hay chữ Thần Tiên Linh ứng. Thần linh ở đây bao gồm : Quan đương Niên hành Khiển hàng năm , Thành Tào Phán Quan , Ngũ phương Ngũ Thổ Long Thần , Tiền hậu Địa chủ Tài Thần , Thần hoàng bản xứ , Thần Hoàng Bản Cảnh , Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa . Ngài định Phúc Táo quân . Ngài Phúc Đức chính Thần . Các Ngài Ngũ Phương , Ngũ Thổ , Long mạch tài Thần . Ngài Bản Gia Táo Quân . Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực ...
Bát hương thờ Cửu Huyền Thất Tổ: là nội ngoại tôn thân - Tức là tứ thân phụ mẫu nhiều đời nhiều kiếp của cả bên nội và bên ngoại . Không nên chia ra làm bàn thờ bên nội và bàn thờ bên ngoại . Bát nhang này thờ tất cả các Đời của 4 dòng họ nội ngoại chứ không hẳn chỉ có 9 đời như người ta thường hiểu sai . Thậm chí có nhiều bát hương linh thiêng có thể nối nhịp cầu với vài chục đời , thậm chí hàng trăm đời trước . Bát nhang Cửu Huyền Thất Tổ nội ngoại tôn thân được đặt ở phía tay trái người đứng lễ. Phía sau thường đặt bài vị hay ảnh thờ . Phía trước cũng có 3 chén nước trên cùng một cái khay bằng sứ dài . Bên cạnh người ta đặt một bình bông tùy ý , thường là bông có mầu sắc vàng , đỏ ...
Bát nhang Bà Cô - Ông Mãnh Tổ: Bát nhang Bà Cô - Ông Mãnh Tổ dùng để thờ những người chết trẻ , chưa vợ , chưa chồng nhiều đời nhiều kiếp của cả bên nội và bên ngoại . Thông thường trong số đó thường có một vài Bà Cô Tổ hay Ông Mãnh Tổ của một vài đời rất linh thiêng , thường theo phù hộ cho con cháu . Trong những buổi gọi hồn , thường các vị này xin ra đầu tiên rất linh thiêng . bát nhang của Bà Cô - Ông Mãnh Tổ được đặt ở phía bên tay phải người cúng. Phía trước cũng có 3 chén nước trên cùng một cái khay bằng sứ dài . Bên cạnh người ta đặt một bình bông nhưng ở đây bắt buộc là bông có màu trắng , tượng trưng cho sự tinh khiết của họ vì họ chưa có lập gia đình
Người ta thường cúng lễ vào các dịp giỗ , tết ... Bàn thờ Gia tiên nói chung có thể cúng mặn hay chay , nhưng kết cấu vẫn như ở trên.
Khi cúng thường có các đồ lễ như : Trầu , cau , rượu , thuốc lá , giấy tiền vàng bạc thật và giả , đèn , nến , đĩa muối gạo . Có thêm 3 chung trà , 3 chung rượu , 3 chung nước để tượng trưng cho Tam tài :
Thiên : Có Nhật - Nguyệt - Tinh tú
Địa : Có Thủy - Hỏa - Phong
Nhân : Có Tinh - Khí - Thần
Có 9 ngọn nến , 2 ngọn đặt trước tượng trưng cho Nhật - Nguyệt , 7 ngọn để ở hàng sau tượng trưng cho Thất tinh là chòm sao bắc Đẩu - Quê hương , cội rễ của loài người . Trong các lần cúng nên có sớ để tâu trình.
Tác giả bài viết: Dothocung.com.vn
Nguồn tin: Sưu tầm
Những tin mới hơn